Sáng nay, 06/12 nhân kỷ niệm 760 năm ngày sinh và 710 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Cung Trúc Lâm – Trung tâm Lễ hội Yên tử (xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí) đã diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hoá”. Hoà thượng Tiến sĩ Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS GHPGVN) tham dự và phát biểu tham luận.

Thông qua lễ tưởng niệm và hội thảo khoa học đánh giá đúng vai trò của Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong sự nghiệp dựng nước giữ nước, sự nghiệp Đại đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo Đại Việt, sự nghiệp tu hành và tư tưởng vĩ đại của Phật giáo Trúc Lâm đã ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn hoá, Phật giáo Việt Nam.
Sự kiện này là dịp để Tăng Ni, Phật tử, đồng bào các dân tộc Việt Nam học tập, phát huy tinh thần nhập thế, tinh thần yêu nước của Phật giáo Việt Nam. Với tư tưởng “Hoà quang Đồng trần”, “Cư Trần Lạc Đạo” của Thiền phái Trúc Lâm, luôn là ki chỉ nam trong hoạt động lợi đạo ích đời của những người con Phật Việt Nam từ xưa đến nay. Tư tưởng đó đã biến thành phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Tham luận tại Hội thảo, Hoà thượng Chủ tịch nhấn mạnh: “Sự ra đời và phát triển rực rỡ của Phật giáo Trúc Lâm, một tổ chức giáo hội đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước nhà, cùng với sự hiện diện của ba vị Tổ sư người Việt, đó là Sơ Tổ Trần Nhân Tông, Nhị Tổ Pháp Loa và Tam Tổ Huyền Quang, đã tạo cho Phật giáo Trúc Lâm trở thành một biểu tượng giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc Việt.”Nhìn lại lịch sử, kể từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập dòng thiền Trúc Lâm – Yên Tử, thống nhất các tổ chức thiền phái và xây dựng nên Phật giáo Trúc Lâm, một tổ chức Giáo hội đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước nhà, tạo nên dòng Phật giáo thuần Việt đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển Phật giáo nói riêng và dân tộc nói chung, hoà thượng khẳng định.
Theo Hoà thượng Chủ tịch, công cuộc thống nhất Phật giáo thời nhà Trần được thiết lập và thực hiện thành công chính là nhờ vào tư tưởng đoàn kết hòa hợp Tăng già và tư tưởng thống nhất các tổ chức thiền phái thời bấy giờ do đấng Điều Ngự Giác Hoàng khởi xướng và ảnh hưởng đến công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam sau này đó là sự ra đời Phật giáo Việt Nam đỉnh cao của thời đại kế thừa truyền thống Phật giáo Trúc Lâm phát huy tư tưởng Phật hoàng Trần Nhân Tông đồng hành cùng dân tộc phát triển và hội nhập quốc tế ở thế kỷ XXI và những thế kỷ tiếp theo.

Bà Vũ Thị Thu Thủy
Phát biểu chào mừng, bà Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: “Quảng Ninh – vùng đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc rất đỗi tự hào là nơi phát tích của dòng họ Trần, dòng họ trong vài thế hệ đã sản sinh ra những vị nhân kiệt không riêng cho dòng họ mà còn của cả dân tộc: Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải,…và nhiều danh tài trên nhiều lĩnh vực.”Theo bà Phó Chủ tịch, vùng núi cao Yên Tử kỳ vĩ, linh thiêng, huyền bí ấp ủ trong mình vũ khí tinh thần bất diệt là trung tâm Phật giáo của Đại Việt xưa,…
Tham dự Hội thảo còn có Hoà thượng Tiến sĩ Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; chư Tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS: Hoà thượng Tiến sĩ Thích Gia Quang, Hoà thượng Tiến sĩ Thích Bảo Nghiêm, Hoà thượng Tiến sĩ Thích Thiện Tâm, Hoà thượng Đào Như; Thượng toạ Tiến sĩ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; Thượng toạ Tiến sĩ Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; Hoà thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký HĐTS kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN cùng chư Tôn đức Ban Thư ký, Ban Thường trực HĐTS, HĐTS, Ban viện Trung ương, BTS GHPGVN tỉnh, thành.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng chư vị quan khách
Học giả quốc tế

